Chế độ dinh dưỡng hàng ngày cho người bị tiểu đường của Hội Tiểu đường Hoa kỳ (ADA) và Hội Nghiên cứu Tiểu đường Châu Âu (EASD) như sau
Chế độ dinh dưỡng cho người bị tiểu đường TUÝP 2 nên hạn chế acid béo bão hòa, acid béo trans không no, và các acid béo đa không no (PUFAs) và thiên về các acid béo đơn không no (MUFAs).
Thành phần acid béo đơn không no (MUFAs) có thể cung cấp 10-20% tổng năng lượng cung cấp hàng ngày, và năng lượng do tất cả chất béo cung cấp không vượt quá 35% tổng năng lượng cung cấp.
Các loại Carbohydrates nên cung cấp 45-60% tổng năng lượng đưa vào. Nguồn cung cấp carbohydrates thích hợp được chọn như các loại thực phẩm có chỉ số tăng đường huyết thấp và nhiều chất xơ, và duy trì tỷ lệ tối ưu của các chất dinh dưỡng đa lượng trong chế độ ăn hàng ngày.
Ngoài ra cần chú ý đến chỉ số BMI của cơ thể cần nằm trong giới hạn cho phép là: 18,5-25 kg/m2 đối với người trưởng thành.
Chỉ số tăng đường huyết là gì?
Để hiểu rỏ về chỉ số tăng đường huyết trước hết bạn cần xác định Carbo hydrate là gì?
Carbo Hydrat là là một trong những thành phấn chính chứa trong các loại thức ăn mà chúng ta ăn hàng ngày, nôm na là chất dinh dưỡng chúng ta sẽ dung nạp vào cơ thể khi ăn. Carbo Hydrat khi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành glucose, glucose là một loại đường, nguồn năng lượng chính cho các tế bào của cơ thể.
Khái niệm chỉ số tăng đường huyết GI là bảng xếp hạng các loại thực phẩm theo cấp độ nhỏ nhất là 0 và lớn nhất là 100 dựa trên tác dụng làm tăng lượng đường trong cơ thể sau khi ăn.
Chỉ số đường huyết an toàn theo Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA) đối với người bị đáy tháo đường là
- Chỉ số GI trước bữa ăn: 90-130mg/dl (5,0-7,2mmol/l);
- Chỉ số GI sau bữa ăn 1-2 giờ: nhỏ hơn 180mg/dl (10mmol/l);
- Chỉ số GI trước lúc đi ngủ: 110-150mg/dl (6,0-8,3mmol/l)
- Chỉ số GI đối với người bình thường là 4,0-5,9 mmol/l
Thực đơn cho người bệnh tiểu đường type 2 như thế nào là hợp lý?
1/ Ăn nhiều chất xơ
Chất xơ rất quan trọng đối với chế độ dinh dưỡng cho người mắc bệnh đái tháo đường nói chung vì chất xơ cần nhiều thời gian hơn để tiêu hóa, làm giảm cholesterol trong máu, giảm nguy cơ tim mạch (đây là 2 biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh đái tháo đường)
Chất xơ có nhieu trong các loại đậu, các loại hạt, cây có vỏ, khoai lan, gạo lức, các loại ngũ cốc…
2/ Ăn nhiều thức ăn chứa Omega 3
Thành phần Omega-3 có tác dụng giảm viêm, hạ đường huyết, giảm nguy cơ các bệnh về tim mạch, đột quỵ…
Omega 3 có nhiều trong: cá hồi, quả óc chó, đậu nành, cá ngừ, cá trích, dầu canola và dầu hạt óc chó, hạt lanh, và các viên bổ sung dầu cá
3/ Chọn những thực phẩm có chỉ số GI thấp trong bảng phía trên
Bảng phân loại bên trên thống kê những loại thực phẩm có chỉ số tăng đường huyết từ thấp đến cao. Tùy vào chỉ số đường huyết của người bệnh mà nên kết hợp những loại thực phẩm nào với nhau trong từng bửa ăn để điều chỉnh chỉ số GI trong cơ thể hợp lý. Đối với người bệnh đái tháo đường nặng nên chia nhỏ bửa ăn, ăn nhiều bửa trong ngày, hạn chế ăn nhiều tinh bột và thay vào đó là chế độ dinh dưỡng nhiều rau xanh, chất xơ.
4/ Dùng chất bột đường phức hợp thay cho đường kính
Đường phức hợp cần nhiều thời gian để phân hủy thành Glucose, quá trình hòa tan và hấp thụ năng lượng chậm hơn so với đường bình thường do đó chỉ số GI của cơ thể sẽ không bị tăng một cách đột ngột sau khi ăn, giảm thiếu tối đa đỉnh đường trong máu.
Đường phức hợp có nhiều trong: trái bơ, mận, lên, bánh mì ngũ cốc nguyên hạt, mì ống, và ngũ cốc; hầu hết các loại rau củ, đậu (đậu hạt, đậu hòa lan, đậu lăng), và các sản phẩm bơ sữa ít béo.
5/ Bổ sung Magie cho cơ thể
Chất magiê giữ một vai trò thiết yếu trong việc cắt đoạn carbo hydrate. Hầu hết những người bị bệnh đái tháo đường tuýp 2 đều có chỉ số Magie trong cơ thể thấp. Trong các trường hợp này thì khuyến cáo của bác sĩ là dùng viên uống bổ sung Magie.
Magie trong tự nhiên có nhiều trong các loại thực phẩm như: đậu hủ, au chân vịt, hạt dẻ, bông cải xanh, yến mạch, hạt điều, cá bơn, đậu lăng, hạt bí ngô, và hạt hoa hướng dương…
Bên trên là một số khái niệm về chỉ số GI, chỉ số tăng đường huyết của một số loại thực phẩm thông dụng & gợi ý thực đơn cho người bị bệnh đái tháo đường tuýp 2. Tùy theo tình trạng bệnh & khuyến cao của bác sĩ mà bệnh nhân nên có khẩu phần ăn hợp lý: vừa đảm bảo đủ dinh dưỡng vừa không làm tăng đường huyết một cách đột ngột.