Theo các nhà khoa học trên Thế giới, tiểu đường type 2 chiếm khoảng 80-90% so với các loại tiểu đường khác. Người mắc bệnh đái tháo đường type 2 thường gặp ở những người trưởng thành tức là sau tuổi 30. Hiện không có cách điều trị đặc hiệu bệnh tiểu đường tuýp 2, nhưng có thể quản lý - hoặc thậm chí ngăn chặn các biến chứng tiểu đường bằng cách ăn các loại thực phẩm lành mạnh, tập thể dục và duy trì trọng lượng khỏe mạnh
.
Dưới đây là 10 loại thức ăn người tiểu đường type 2 tuyệt đối tránh.
1. Kẹo
Đây là nguyên nhân góp phần đáng kể khiến lượng đường trong máu tăng cao và là tác nhân gây tăng cân. Cả hai yếu tố trên sẽ khiến người bệnh tiểu đường có những biến chứng thêm trầm trọng.
2. Nước ép trái cây
Nước ép trái cây có thể cung cấp hàm lượng dinh dưỡng nhiều hơn soda và đồ uống có đường khác. Chúng có chứa nhiều các loại đường trái cây, do đó là nguyên nhân làm tăng lượng đường trong máu.
3. Nho khô
Ăn nho khô, trái cây sấy khô có thể tốt hơn so với ăn bánh kẹo nhưng nó vẫn có hàm lượng đường trong máu của bạn tăng vọt. Tốt nhất nên chọn trái cây tươi như bưởi, dâu tây hay đào…
4. Bánh rán và siro
Tình trạng quá tải tinh bột và đường sẽ khiến đường trong máu của bạn tăng lên bất ngờ và dẫn tới tình trạng không kiểm soát được.
Hãy ngừng việc ăn bánh rán, siro và nên ăn các loại thực phẩm giàu protein như trứng ốp la nhồi với rau xanh.
5. Khoai tây chiên
Khoai tây chiên, bánh rán là loại thức ăn người tiểu đường tuyệt đối tránh bởi chúng có chứa các thành phần tinh bột cùng chất béo, có thể gây ra lượng đường trong máu tăng vọt.
6. Bánh mì
Ăn nhiều bánh mỳ trắng, gạo trắng, mì ống trắng và bất cứ thứ gì làm từ bột trắng sẽ có hệ quả tương tự như đường khi cơ thể bắt đầu tiêu hóa chúng.
7. Các loại thực phẩm làm từ sữa và chất béo bão hòa
Chất béo bão hòa trong các sản phẩm sữa sẽ có những tác dụng phụ làm tăng lượng cholesterol. Người bệnh tiểu đường có chế độ ăn nhiều chất béo bão hòa có thể gây ra tình trạng kháng insulin.
Các sản phẩm làm từ sữa gồm: sữa đặc, pho-mát, kem… Người bệnh tiểu đường nên sử dụng các loại sữa tách béo có hàm lượng chất béo thấp hoặc các loại sữa chua không chứa đường.
8. Bánh quy
Bánh quy thường được làm từ các thành phần như: bột mì trắng, men, muối và một số loại dầu thực vậy hay siro ngô…
9. Đồ ăn nhẹ và bánh ngọt
Bánh ngọt, đồ ăn nhẹ thường được chế biến từ đường, muối và bột mì trắng, chất béo không bão hòa và chất bảo quản. Các thức ăn này sẽ là nguy cơ cao làm tăng lượng đường trong máu và thúc đẩy viêm, cản trở khả năng hoạt đông của insulin.
10. Thịt ba chỉ xông khó
Thịt ba chỉ xông khói chứa một lượng khổng lồ các chất béo bão hòa có thể gây nên viêm trong cơ thể và làm tăng mức độ cholesterol cho người bệnh tiểu đường type 2.