Hiện nay, việt nam đang là nước có tỷ lệ người mắc bệnh ung thư và tử vong vì ung thư khá lớn. Cùng với các mối lo về thực phẩm bẩn gây ung thư, mối quan tâm của người dân đối với việc phòng ngừa và chữa bệnh ung thư rất sát xao. Trong đó,vấn đề về dinh dưỡng và thực phẩm cho bệnh nhân trong điều trị ung thư luôn được nhiều người đưa ra.
Dưới đây chúng tôi xin đưa ra các câu hỏi thường gặp nhất dành cho người bệnh ung thư và những lời khuyên hữu ích nhất của các bác sĩ đầu ngành:
Hỏi: Có phải một chế độ ăn nhiều chất xơ có thể giúp ngăn ngừa ung thư hoặc kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân ung thư?
Trả lời của bác sĩ : Chế độ ăn nhiều chất xơ có thể giúp ngăn ngừa ung thư ruột (đại trực tràng). Các nhà khoa học giải thích chất xơ trong cơ cấu thức ăn giúp ống tiêu hóa hoạt động bài tiết tốt hơn, tránh ứ đọng các chất độc có khả năng sinh ung thư trong lòng ruột.
Hỏi: Khi bị ung thư nếu ăn uống đầy đủ liệu có làm cho khối u càng phát triển nhanh hơn không? Hiện có những loại thức ăn riêng biệt nào an toàn dành riêng các bệnh nhân ung thư đang điều trị không?
Trả lời của bác sĩ : Cho đến nay chưa có bằng chứng khoa học nào xác minh rằng người bệnh ung thư đang điều trị nếu ăn uống đầy đủ thì khối u sẽ phát triển nhanh hơn. Ngược lại, ở người bệnh ung thư khi thể trạng sút giảm: sụt cân, suy dinh dưỡng, thì người bệnh sẽ giảm đáp ứng với điều trị, tăng biến chứng nhiễm trùng, dẫn đến suy kiệt rồi tử vong. Vì vậy, điều cơ bản trước tiên trong một phác đồ điều trị ung thư là liệu pháp dinh dưỡng để nâng cao thể trạng cho bệnh nhân. Nếu tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân không cải thiện thì bác sỹ sẽ không thực hiện được phác đồ điều trị hoặc kết quả điều trị sẽ thất bại vì bệnh nhân không đủ sức để chịu đựng các tác dụng phụ của điều trị. Do đó nên hiểu rằng dinh dưỡng đầy đủ là yếu tố nâng đỡ hệ miễn dịch cơ thể, cải thiện chất lượng sống và góp phần điều trị thành công bệnh.
Hỏi: Một chế độ dinh dưỡng thích hợp có thể giúp ngăn ngừa được bệnh ung thư. Điều đó có đúng không? Nếu đúng thì chế độ đó nên như thế nào?
Trả lời của bác sĩ : Đúng. Chế độ dinh dưỡng thích hợp có thể ngăn ngừa được ung thư. Khẩu phần ăn giàu chất béo, ít chất xơ và carbonhydrat làm tăng nguy cơ ung thư. Có 3 giải pháp chính để giải quyết những vấn đề dinh dưỡng có liên quan đến ung thư:
- Duy trì cân nặng lý tưởng (tăng ít hơn 10% cân nặng lý tưởng, tăng trên 20% là nguy cơ cao mắc một số bệnh ung thư).
- Thực hành dinh dưỡng hợp lý, khuyến khích sử dụng khẩu phần ăn đầy đủ và cân đối.
- Chọn thực phẩm phù hợp, đảm bảo chất lượng về nguồn thức ăn, hiểu biết về chất lượng dinh dưỡng trong thành phần thức ăn đảm bảo đúng, đủ, tránh thừa chất béo có hại.
Hỏi: Bệnh nhân ung thư có nên uống các loại multivitamin không? Vitamin nào thừa thì bất lợi cho bệnh nhân ung thư? Được biết hiện nay có sữa delical dành cho bệnh nhân ung thư, tôi có người thân bị ung thư phổi đang uống multivitamin, nếu uống thêm delical có sợ bị thừa vitamin không?
Trả lời của bác sĩ : Trừ khi người bệnh có tình trạng dinh dưỡng bình thường, việc bổ sung multivitamin đối với những bệnh nhân ung thư ăn uống kém hay bị suy dinh dưỡng nặng đôi khi là cần thiết. Có 2 loại vitamin: vitamin tan trong nước (vitamin c, b1, b6,...) Và vitamin tan trong dầu (a, d, e, k). Nhóm vitamin tan trong nước khi thừa sẽ được thải ra nước tiểu. Nhóm vitamin tan trong dầu khi thừa sẽ tích tụ trong mô nên dễ gây ngộ độc. Vì vậy liều lượng của các vitamin có trong chế độ ăn và thuốc không nên vượt quá nhu cầu khuyến nghị hàng ngày và cần có sự hướng dẫn của bác sĩ điều trị.
Sữa delical cung cấp khá đầy đủ các vitamin và khoáng chất đủ cung cấp cho bệnh nhân trong cả ngày. Vì vậy khi sử dụng sản phẩm delical bổ sung ngoài các bữa ăn chính hàng ngày của bệnh nhân ung thư,bạn không cần sử dụng thêm bất cứ loại dinh dưỡng bổ sung nào hàng ngày nữa.
Hỏi: Được biết epa có tác dụng trong điều trị ung thư, vậy epa là gì? Những hiệu quả của nó trong điều trị bệnh ung thư?
Trả lời của bác sĩ : Epa được viết tắt là eicosapentaenoic acid, là một acid béo thiết yếu thuộc nhóm omega 3 có nhiều trong dầu các loại gan cá sống ở biển sâu, cơ thể được cung cấp từ chế độ ăn. Trong bệnh ung thư, epa đã được các nghiên cứu chứng minh có tác dụng điều hòa quá trình viêm, làm giảm tình trạng dị hóa, tăng cường miễn dịch tế bào của cơ thể, làm đảo ngược chứng suy mòn (sụt cân, teo cơ, suy nhược cơ thể) trên bệnh nhân ung thư, nhờ đó giúp người bệnh tăng cân, tăng khối cơ, cải thiện các hoạt động thể lực của cơ thể, tăng cường sức đề kháng...của người bệnh.
Hỏi: Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư trong 3 giai đoạn điều trị ?
Trả lời của bác sĩ: Lời khuyên cụ thể về chế độ dinh dưỡng cho các bệnh nhân bị ung thư theo ba giai đoạn.
Giai đoạn đầu tiên để bệnh nhân đủ sức điều trị, cần phải nuôi dưỡng bệnh nhân bằng thức ăn có độ đạm cao như: cá, thịt, sữa, chất bột, khoai tây, ăn cơm… nên cân nhắc các loại chất mỡ, chất béo động vật làm tăng trọng cơ thể sẽ không tốt cho bệnh nhân ung thư. Bên cạnh đó, cần tập cho người bệnh ăn nhiều loại trái cây, rau tươi với nhiều màu khác nhau, mỗi ngày ăn khoảng 3-4 lần. Bệnh nhân không được hút thuốc, không uống rượu, không ăn đồ nóng, cay và mặn
Giai đoạn trong khi điều trị: khi điều trị bằng hóa trị, xạ trị làm cho bệnh nhân giảm bạch cầu, nóng sốt, ói mửa… vì vậy, bệnh nhân ung thư phải được uống nước nhiều, ăn đồ lỏng, ăn rau luộc, rửa tay trước khi ăn để tránh nhiễm trùng. Khi điều trị xạ trị, miệng khô, bệnh nhân phải uống nước nhiều, phải đánh răng, súc miệng thật kỹ, ăn nhiều trái cây và tránh ăn đồ chiên, xào, chua, cay. Bệnh nhân phải được cung cấp chất đạm đầy đủ để có sức chịu đựng bệnh tật, để cơ thể miễn dịch chống lại các loại bệnh nhiễm trùng. Bệnh nhân phải được ăn cá nhiều hơn ăn thịt, không nên ăn thịt có màu đỏ; ăn khoai tây hấp còn nguyên vỏ, tạo thêm chất xơ giúp cho cơ thể loại bỏ chất độc, giảm bệnh tim và tiểu đường.
Giai đoạn sau khi điều trị, bệnh nhân cần phải tái khám đều đặn trong bệnh viện, chế độ dinh dưỡng lúc này cần ở mức độ vừa phải, các loại chất đạm và đường không quá lố để không tăng cân, càng ít chất béo càng tốt, nên ăn rau quả tươi. Đặc biệt, việc luyện tập thể dục thể thao trong mức cho phép: đi bộ, bơi nhẹ, tập yoga… có vai trò rất lớn trong việc chống tái phát và phát triển ung thư khác, đồng thời có tác dụng giảm béo phì, ngủ ngon và bệnh nhân ăn ngon miệng hơn.
Hỏi: Bệnh nhân ung thư nên ăn uống gì?
Trả lời của bác sĩ: người bệnh ung thư nên đảm bảo các loại dưỡng chất sau trong bữa ăn hàng ngày:
Đạm: khẩu phần ăn của người bệnh ung thư cần phải cân đối giữa protein động vật và protein thực vật. Các loại thịt màu trắng như thịt gia cầm sẽ tốt hơn cho sức khỏe người bệnh. Cũng cần bổ sung thêm các loại thịt màu đỏ như thịt bò, thịt lợn nạc… để cung cấp thêm sắt, kẽm cho cơ thể. Các loại hải sản như tôm, cua, cá… cũng là nguồn cung cấp các axit amin và các vi chất tốt cho cơ thể.
Chất béo: chất béo có giá trị năng lượng rất cao, giúp hình thành cấu trúc tế bào của cơ thể. Tuy nhiên, ăn nhiều chất béo sẽ khiến nguy cơ mắc ung thư vú, ung thư ruột già, ung thư nội mạc tử cung tăng cao. Vì vậy, đối với bệnh nhân ung thư mỗi ngày không nên ăn quá 50% hàm lượng acid béo không no. Chỉ nên ăn các loại thịt, cá nạc, hạn chế ăn da và các phần chứa nhiều chất béo.
Nên tăng cường omega 3 vì loại chất béo này rất có lợi cho sức khỏe, giúp bảo vệ cơ thể phòng ngừa ung thư. Omega 3 có nhiều trong thịt cá hồi, cá tuyết, cá ngừ, quả óc chó, dầu oliu, đậu tương và nhiều loại ngũ cốc nguyên hạt khác.
Tinh bột: chỉ nên chọn các loại ngũ cốc còn nguyên hạt như lúa mì, lúa mạch, gạo, ngô… và các loại củ như khoai lang, khoai tây, sắn… tuyệt đối tránh các loại thực phẩm chế biến sẵn chứa đường đơn vì chúng không tốt cho cơ thể và có thể chứa nhiều chất phụ gia làm tăng tỉ lệ ung thư.
Vitamin và khoáng chất: rau quả là nguồn bổ sung vitamin và khoáng chất an toàn và đầy đủ nhất cho cơ thể chúng ta. Khẩu phần ăn có 80% rau xanh, nước ép, trái cây, ngũ cốc sẽ giúp hạn chế sự sản sinh của tế bào ung thư hiệu quả. Cần chọn các loại rau quả tươi sạch, không phun thuốc trừ sâu, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Nên tăng cường cung cấp vitamin a và vitamin c cho cơ thể của bệnh nhân ung thư. Vitamin a có nhiều trong cà rốt, khoai lang, rau bina… vitamin c có nhiều trong cam, bưởi, quýt, rau cải, rau muống…
Ngoài ra, người bệnh cũng nên tăng cường các thực phẩm giúp đẩy lùi căn bệnh ung thư như nghệ, trà xanh, cá, các loại rau họ cải… hoặc sử dụng sản phẩm từ thiên nhiên như beta glucan ball để hỗ trợ điều trị bệnh.